Bộ 162 辵 sước [9, 13] U+9053
道
đạo, đáo ![]()
dào,
![]()
dǎo
♦(Danh) Đường, dòng. ◎Như:
thiết đạo 鐵道 đường sắt,
hà đạo 河道 dòng sông. ◇Luận Ngữ
論語:
Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn 士不可以不弘毅,
任重而道遠 (Thái Bá
泰伯) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương nghị, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.
♦(Danh) Cái lẽ nhất định ai cũng phải noi theo. ◇Trung Dung
中庸:
Đạo dã giả, bất khả tu du li dã 道也者,
不可須臾離也 (Đại Học
大學) Đạo là cái không thể lìa trong khoảnh khắc.
♦(Danh) Phương pháp, phương hướng, cách. ◎Như:
chí đồng đạo hợp 志同道合 chung một chí hướng,
dưỡng sinh chi đạo 養生之道 đạo (phương pháp) dưỡng sinh.
♦(Danh) Chân lí. ◇Luận Ngữ
論語:
Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ 朝聞道,
夕死可矣 (Lí nhân
里仁) Sáng nghe được đạo lí, tối chết cũng được (không ân hận).
♦(Danh) Tư tưởng, học thuyết. ◇Luận Ngữ
論語:
Ngô đạo nhất dĩ quán chi 吾道一以貫之 (Lí nhân
里仁) Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
♦(Danh) Nghề, kĩ xảo. ◇Luận Ngữ
論語:
Tuy tiểu đạo, tất hữu khả quan giả yên. Trí viễn khủng nê, thị dĩ quân tử bất vi dã 雖小道,
必有可觀者焉.
致遠恐泥,
是以君子不為也 (Tử Trương
子張) Tuy là nghề nhỏ, cũng đáng xem xét. Nhưng nếu đi sâu vào đó thì e hóa ra câu nệ, cho nên người quân tử không làm.
♦(Danh) Tôn giáo. ◎Như:
truyền đạo 傳道 truyền giáo.
♦(Danh) Chỉ đạo giáo, tôn giáo thờ ông Lão Tử
老子 làm tiên sư.
♦(Danh) Đạo sĩ (nói tắt). ◎Như:
nhất tăng nhất đạo 一僧一道 một nhà sư một đạo sĩ.
♦(Danh) Đạo, một tên riêng để chia khu vực trong nước, nhà Đường
唐 chia thiên hạ làm mười đạo, cũng như bây giờ chia ra từng tỉnh vậy.
♦(Danh) Lượng từ đơn vị: (1) Tia, dòng (những cái gì hình dài như một đường). ◎Như:
nhất đạo hà 一道河 một con sông,
vạn đạo kim quang 萬道金光 muôn ngàn tia sáng. (2) Lớp, tuyến (lối ra vào, cổng, tường). ◎Như:
lưỡng đạo môn 兩道門 hai lớp cửa,
đa đạo quan tạp 多道關卡 nhiều từng lớp quan ải. (3) Điều, mục (mệnh lệnh, đạo luật). ◎Như:
thập đạo đề mục 十道題目 mười điều đề mục,
hạ nhất đạo mệnh lệnh 下一道命令 ban xuống một (điều) mệnh lênh. (4) Lần, lượt. ◎Như:
lưỡng đạo du tất 兩道油漆 ba nước sơn,
tỉnh nhất đạo thủ tục 省一道手續 giảm bớt một lần thủ tục .
♦(Danh) Họ
Đạo.
♦(Động) Nói, bàn. ◎Như:
năng thuyết hội đạo 能說會道 biết ăn biết nói (khéo ăn nói). ◇Hiếu Kinh
孝經:
Phi tiên vương chi pháp ngôn, bất cảm đạo 非先王之法言,
不敢道 (Khanh đại phu
卿大夫) Không phải là lời khuôn phép của các tiên vương thì chẳng dám nói.
♦(Động) Hướng dẫn. § Cũng như
đạo 導. ◇Luận Ngữ
論語:
Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách 道之以德,
齊之以禮,
有恥且格 (Vi chánh
為政) Dẫn dắt dân (thì) dùng đạo đức, đặt dân vào khuôn phép (thì) dùng lễ, để dân biết hổ thẹn mà theo đường phải.
♦(Động) Tưởng rằng, ngỡ, cho rằng. ◎Như:
ngã đạo thị thùy ni, nguyên lai thị nhĩ lai liễu 我道是誰呢,
原來是你來了 tôi tưởng là ai, hóa ra là anh đến. ◇Hồng Lâu Mộng
紅樓夢:
Chúng nhân đô kiến tha hốt tiếu hốt bi, dã bất giải thị hà ý, chỉ đạo thị tha đích cựu bệnh 眾人都見他忽笑忽悲,
也不解是何意,
只道是他的舊病 (Đệ nhất nhất lục hồi) Mọi người thấy (Bảo Ngọc) khi vui khi buồn, cũng không hiểu vì sao, chỉ cho đó là bệnh cũ.
♦(Giới) Từ, do, theo. ◇Sử Kí
史記:
Thái úy Chu Bột đạo Thái Nguyên nhập, định Đại địa 太尉周勃道太原入,
定代地 (Cao Tổ bổn kỉ
高祖本紀) Thái úy Chu Bột từ Thái Nguyên vào, bình định đất Đại.
1.
[惡道] ác đạo
2.
[陰道] âm đạo
3.
[安貧樂道] an bần lạc đạo
4.
[霸道] bá đạo
5.
[白道] bạch đạo
6.
[貧道] bần đạo
7.
[報道] báo đạo
8.
[八正道] bát chính đạo
9.
[不道] bất đạo
10.
[不道德] bất đạo đức
11.
[本道] bổn đạo
12.
[正道] chánh đạo
13.
[穀道] cốc đạo
14.
[公道] công đạo
15.
[渠道] cừ đạo
16.
[衢道] cù đạo
17.
[打交道] đả giao đạo
18.
[大道] đại đạo
19.
[道指] đạo chỉ
20.
[道姑] đạo cô
21.
[道德] đạo đức
22.
[道理] đạo lí
23.
[道人] đạo nhân
24.
[道瓊工業平均指數] đạo quỳnh công nghiệp bình quân
25.
[地道] địa đạo
26.
[同道] đồng đạo
27.
[東道] đông đạo
28.
[東道主] đông đạo chủ
29.
[家道] gia đạo
30.
[交道] giao đạo
31.
[孝道] hiếu đạo
32.
[嚮道] hướng đạo
33.
[孔道] khổng đạo
34.
[六道] lục đạo
35.
[難道] nan đạo
36.
[五道] ngũ đạo
37.
[人道] nhân đạo
38.
[入道] nhập đạo
39.
[一道煙] nhất đạo yên
40.
[儒道] nho đạo
41.
[分道] phân đạo
42.
[分道揚鑣] phân đạo dương tiêu
43.
[怪道] quái đạo
44.
[君道] quân đạo
45.
[儳道] sàm đạo
46.
[頻道] tần đạo
47.
[僧道] tăng đạo
48.
[世道] thế đạo
49.
[天道] thiên đạo
50.
[水陸道場] thủy lục đạo tràng
51.
[仙風道骨] tiên phong đạo cốt
52.
[修道] tu đạo
53.
[味道] vị đạo