thiền tông quyết nghi tập
|
禪宗決疑集
|
[@] Tác phẩm, 1 quyển, do ngài Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được thu vào Đại Chính Tạng tập 48. Sách này do ngài Trí Triệt (đệ tử nối pháp của Thiền sư Vân Phong Diệu Cao tông Lâm Tế) ở phủ Quỳ, tỉnh Tứ Xuyên, đem sự thể nghiệm của chính mình giảng nói cho những người học đạo nghe về công phu dụng tâm và thuyết minh phương pháp tu đạo thực tiễn, để thấu suốt ý chỉ sâu xa của đạo Phật, mong mở tỏ được bản lai diện mục. Toàn thiên chia làm 21 môn: Nguyên trạm lưu thanh môn, Li trần tinh tiến môn, Khước bộ phục thăng môn, Thoái đọa sách lệ môn, Giải đãi miễn cần môn, Chấp ngại quyết nghi môn, Thất chính cứu cánh môn, Triệt để cùng uyên môn, Chỉ bản hoàn chân môn, Thuận tức miễn hoạn môn, Thượng căn lợi khí môn, Thiền lâm tĩnh lự môn, U cư chính mạch môn, Kì viên thánh chúng môn, Giác ngộ huyền tông môn, Quy nguyên thực tế môn, Thể dụng song tu ấm dực vương hóa, Song lâm di giới chúng đẳng tuân y, Sám hối pháp môn Bồ đề hành nguyện, Ức tích xuất trần thừa huynh cảnh giới và Phục trưng giải nọa chỉ cảnh tức mê. Trong sách bàn nhiều về việc của ngài Triệu Châu Tùng Thẩm. Sau này, Thiền quan sách tiến của ngài Châu Hoành và Hổ Giác tập quyển hạ của ngài Tế Năng thường dẫn dụng ngữ yếu của ngài Trí Triệt . Cứ theo truyền thì ngoài sách này, Tịnh độ cứ yếu trong Tịnh độ thần chung quyển 2 cũng là tác phẩm của ngài Trí Triệt . Sách này từng được thu vào Bắc tạng tục nhập tạng chư tập đời Minh, ngoài ra cũng có các bản in vào các năm Khang Hi thứ 6 (1667) Khang Hi năm 39 (1700) đời Thanh, năm Diên Bảo thứ 8 (1680) Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 9 (1920). [X. Đại minh tam tạng thánh giáo Bắc tạng mục lục Q.4; Tạng bản kinh trực họa nhất mục lục; Thiền tịch chí Q.thượng;Tân soạn thiền tịch mục lục (Câu trạch Đại học đồ thư quán biên)]. |
全一卷。元代斷雲智徹述。收於大正藏第四十八冊。本書係四川夔府智徹(臨濟宗雲峰妙高之法嗣)以自身之體驗講說學道者用心之功夫,並闡明實踐修道之方法,以究佛道玄旨,開顯本來面目。全篇分為源湛流清門、離塵精進門、卻步復陞門、退墮策勵門、懈怠勉勤門、執礙決疑門、失正究竟門、徹底窮淵門、指本還真門、順息免患門、上根利器門、禪林靜慮門、幽居正派門、祇園聖眾門、覺悟玄宗門、歸源實際門、體用雙修陰翊王化、雙林遺戒眾等遵依、懺悔法門菩提行願、憶昔出塵承兄警誡、復懲懈惰止境息迷等二十一門。文中多論及趙州從諗之事。及後,袾宏之禪關策進及濟能之角虎集卷下每多引用智徹之語要。據云,除本書之外,淨土晨鐘卷二中之淨土據要亦為智徹之作。本書曾編入明北藏續入藏諸集,此外另有清康熙六年(1667)、康熙三十九年、日本延寶八年(1680)、民國九年(1920)等刊本。〔大明三藏聖教北藏目錄卷四、藏版經直畫一目錄、禪籍志卷上、新纂禪籍目錄(駒澤大學圖書館編)〕p8092。 |